Chú thích Chùa_Khléang

  1. Tên Khléang được đắp nổi ở cổng chùa. Do phiên âm từ tiếng Khmer, nên có nguồn ghi là Kh'leang hay Khleng.
  2. Longvek hoặc Lovek (tiếng Khmer có nghĩa là "thị tứ" hay "ngã tư") là một thành phố cổ của Campuchia, thuộc huyện Kampong Tralach tỉnh Kampong Chhnang. Nơi đây từng là thủ đô của nước Chân Lạp sau cuộc xâm chiến Angkor của Xiêm La vào năm 1431. Người Việt xưa gọi thành phố ấy là La Bích.
  3. Srok tức là "xứ", "cõi"; Kh'leang là "kho", "vựa".
  4. Theo thư tịch cổ Khmer thì vào giữa thế kỷ 16, một viên quan tên là Tác đã cho xây dựng một nhà kho để tích trữ sản vật do nhân dân quyên góp tại vùng đất Sóc Trăng ngày nay. Nhân đó, ông đặt tên cho vùng đất mình cai quản là Srok Kh'leang (tiếng Khmer có nghĩa là "xứ có kho", và sau đó ông cũng đã lấy tên đất đặt tên cho chùa). Và khi người Kinh đến, gọi trại âm ra là Sóc Kha Lang rồi sau nữa là Sóc Trăng. Xem thêm đề mục Sóc Trăng.
  5. Sa la là dãy nhà sàn rộng rãi, thông thoáng được xây bên cạnh chánh điện, dùng làm chỗ cử hành lễ dâng cơm cho sư sãi và nơi hội họp của các Phật tử trong các ngày lễ hội.
  6. Theo Võ Văn Tường, Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 1994, tr. 405). Trong một bài viết khác cũng của ông Tường, thì ngôi chánh điện được Đại đức Liêu Đuông tổ chức trùng tu vào năm 1916. Tuy nhiên, theo bài viết "Chùa Kh'leang" trên website Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, thì năm xây lại chùa là 1918 (truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013 [liên kết hỏng]..
  7. Người Khmer quan niệm kiến trúc quay về hướng Đông với ý nghĩa Phật ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông ban phúc. Xem thêm: "Nghệ thuật kiến trúc Khemer Nam Bộ" của Lê Bá Thanh trên báo Giác Ngộ .
  8. Krud hay Garuda là hình tượng một loại chim thần có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc. Loài chim này là kẻ thù truyền kiếp của rắn. Cho nên, nếu hình tượng khúc đuôi rắn dài và cong vút được đắp trên đầu các góc mái chùa, thì hình tượng Krud được án ngữ ở chỗ tiếp giáp đầu cột với đuôi mái chùa
  9. Teahu là hình tượng người có bộ mặt hung dữ, hai tay bưng mặt trời hay Mặt Trăng chuẩn bị nuốt vào bụng. Hình tượng này cũng được trang trí trên khung cửa ra vào.
  10. Yeak (chằn) trong các truyện cổ Khmer là nhân vật tượng trưng cho cái Ác, thường gieo điều dữ cho con người. Hình tượng Yeak có dáng vẻ của một người mang bộ mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mắt lồi, lông mày xếch. Mình Yeak mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn và tay cầm cái chày dài. Trong nghệ thuật trang trí chùa Khmer, Yeak đã được đức Phật cải hóa và đặt đứng hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện nhằm mục đích bảo vệ ngôi chùa].
  11. Ngày thành lập trường căn cứ theo dòng chữ đắp nổi ở mặt sau cổng trường.